[WSMDC70] BỘ PHẬN ĐẬP

5/5 - (7 bình chọn)

I.CƠ CẤU

1.SƠ BỘ VỀ BỘ PHẬN ĐẬP

Trống đập
Cây đã thu hoạch được vận chuyển và hạt được tách ra bởi nhiều thanh được trang bị thanh răng đập quay ở tốc độ cao.
Lưới buồng đập Lưới buồng đập được trang bị bên dưới trống đập, và hạt rơi ra sẽ chuyển sang bộ phận phân loại. Trong bộ phận này, hạt được tách khỏi những mẩu rơm lớn.
Khay thóc
Đây là một bộ phận của khay sàng, hạt và rơm thu hoạch sẽ được rung lắc trong khi được chuyển sang phân loại.
Ngăn sàng
Thiết bị bao gồm một khay thóc, sàng rơm, sàng thóc, và thanh răng sàng rơm và được rung lắc cả cụm để phân loại.
Máy quạt
Quay cánh quạt để tạo luồng khí cần thiết cho phân loại. Nó thổi luồng khí vào thóc và rơm bên trên sàng thóc và chỉ thổi rơm ra ngoài máy.
Trục khoan thứ nhất
Trục khoan chuyển thóc đã được phân loại sang phễu chứa thóc.
Trục khoan thứ hai
Trục khoan đưa thóc, rơm, thóc vụn và thân cây trở lại trống đập và khay sàng.
(1) Trống đập

(2) Lưới buồng đập
(3) Khay thóc
(4) Sàng rơm
(5) Sàng thóc
(6) Thanh răng sàng rơm
(7) Máy quạt
(8) Trục khoan thứ nhất
(9) Trục khoan thứ hai

2.CẤU TRÚC BỘ PHẬN ĐẬP

[2.1] CẤU TRÚC HỘP BÁNH RĂNG TRỐNG ĐẬP

Hộp bánh răng truyền động trống đập là để quay trống đập hoặc để truyền động cho băng tải lúa và đầu với chiều ngược nhau để loại bỏ tắc nghẽn.
(1) Puli truyền động ngược băng tải lúa
(2) Miếng chêm điều chỉnh (3) Trục truyền động ngược băng tải lúa
(4) Trục truyền động trống đập 2
(5) Trục truyền động trống đập 1

[2.2] CẤU TRÚC CỦA TRỐNG ĐẬP

Trống đập là để đập thóc khỏi bông lúa.
(1) Tấm chống cuộn phía trước
(2) Răng đập
(3) Tấm chống cuộn phía sau
(4) Răng đập có khía rãnh

[2.3] CẤU TRÚC MÁY QUẠT THÓC

Máy quạt thóc là để tạo ra gió và thổi các tạp chất hoặc các hạt lép từ phía sau của máy để tách hạt nặng.
(1) Pu-li truyền động đập
(2) Tấm quạt máy quạt
(3) Pu-li truyền động ngược đập

[2.4] CẤU TRÚC BỘ PHẬN LẮC SÀNG

Bộ phận lắc khay sàng là để sàng và xoay khay sàng nhằm phân loại thóc.

(1) Pu-li truyền động bộ phận lắc khay sàng
(2) Đối trọng
(3) Trục bộ phận sàng 2
(4) Tay lắc
(5) Trục bộ phận sàng 1

[2.5] CẤU TRÚC KHOAN THỨ NHẤT

Trục khoan xoắn thứ nhất vận chuyển thóc đã được phân loại đến phễu hoặc thùng chứa thóc.
(1) Trục khoan đứng thứ nhất
(2) Hộp bánh răng côn thứ nhất
(3) Trục khoan ngang thứ nhất (4) Pu-li truyền động trục khoan thứ nhất
(5) Hộp bạc đạn

[2.6] CẤU TRÚC KHOAN THỨ HAI

Trục khoan xoắn thứ hai đưa thóc đã rơi vào trục xoắn ngang trở lại với khay thóc ở trên.
(1) Trục khoan đứng thứ hai
(2) Hộp bánh răng côn trục khoan đứng thứ hai
(3) Hộp xích truyền động trục khoan đứng thứ hai
(4) Trục khoan ngang thứ hai
(5) Pu-li truyền động trục khoan thứ hai

3.CHỨC NĂNG BỘ PHẬN ĐẬP

[3.1] CHỨC NĂNG CỦA BÁNH RĂNG TRỐNG ĐẬP

Khi ly hợp đập được gài
(1) Trục truyền động trống đập 1
(2) Bánh răng côn 1
(3) Bánh răng côn 2
(4) Bánh răng côn 3
(5) Trục truyền động ngược băng tải lúa
(6) Puli truyền động ngược băng tải lúa
(7) Trục truyền động trống đập 2

Công suất từ động cơ qua máy quạt thóc truyền đến trục truyền động trống đập 1 (1) → bánh răng côn 1 (2) → bánh răng côn 2 (3) → trục truyền động trống đập 2 (7).
Trục truyền động trống đập 2 (7) được nối với trống đập, do đó trống đập sẽ quay.
Công suất từ động cơ qua máy quạt thóc truyền đến trục truyền động trống đập 1 (1) → bánh răng côn 1 (2) → bánh răng côn 2 (3) → bánh răng côn 3 (4) → trục truyền động ngược băng tải lúa (5) → pu-li truyền động ngược băng tải lúa (6). Lúc này, pu-li truyền động ngược băng tải lúa (6) quay cầm chừng.

Khi ly hợp đập và ly hợp bộ phận gặt ăn khớp
(1) Trục truyền động trống đập 1
(8) Pu-li (9) Pu-li
(10) Trục truyền động băng tải lúa
Công suất từ động cơ qua máy quạt thóc truyền đến trục truyền động trống đập 1 (1) → pu-li (8) → pu-li (9) → trục truyền động băng tải lúa (10). Lúc này, pu-li (9) xoay ngược chiều kim đồng hồ từ phía bên trái của máy. Do đó, trục truyền động băng tải lúa (10) quay về phía trước khiến băng tải lúa hoạt động và truyền công suất tới đầu máy thông qua xích truyền động bộ phận gặt.
Cơ cấu ngược băng tải lúa

(1) Trục truyền động trống đập 1
(2) Bánh răng côn 1
(3) Bánh răng côn 2
(4) Bánh răng côn 3
(5) Trục truyền động ngược băng tải lúa
(6) Puli truyền động ngược băng tải lúa
(10) Trục truyền động băng tải lúa
(11) Pu-li
Ở đây trong trường hợp này, ly hợp bộ phận gặt được nhả, ly hợp đập được gài và ly hợp bộ phận gặt được gài do việc kéo cần ly hợp truyền động ngược bộ phận gặt lên. Công suất từ động cơ qua máy quạt thóc truyền đến trục truyền động trống đập 1 (1) → bánh răng côn 1 (2) → bánh răng côn 2 (3) → bánh răng côn 3 (4) → trục truyền động ngược băng tải lúa (5) → pu-li truyền động ngược băng tải lúa (6) → pu-li (11) → trục truyền động băng tải lúa (10). Hướng quay của pu-li là theo chiều kim đồng hồ. Từ đó, trục truyền động băng tải lúa (10) quay theo chiều ngược lại và đầu máy cũng quay ngược lại thông qua xích truyền động bộ phận gặt.

[3.2] CHỨC NĂNG BỘ PHẬN LẮC SÀNG

(1) Pu-li truyền động bộ phận lắc khay sàng
(2) Đối trọng
(3) Trục bộ phận sàng 2
(4) Tay lắc
(5) Trục bộ phận sàng 1
Công suất từ động cơ thông qua máy quạt thóc truyền đến pu-li truyền động bộ phận sàng của ngăn sàng (1) và lực để làm di chuyển khay sàng. Trục bộ phận sàng 1 (5) và khay sàng được nối với nhau bằng tay lắc (4). Pu-li truyền động bộ phận lắc khay sàng (1) và trục bộ phận sàng 1 (5) được nối với nhau bằng tay bộ phận sàng 2 (3). Trục bộ phận sàng 2 (3) là một trục khuỷu nên tâm của pu-li truyền động bộ phận lắc khay sàng và tâm của trục bộ phận sàng khác nhau. Đối trọng (2) giúp giảm sốc.

[3.3] CHỨC NĂNG KHOAN LÚA THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI

Công suất từ động cơ thông qua máy quạt truyền đến pu-li truyền động trục khoan thứ nhất (1) và pu-li truyền động trục khoan thứ hai (2) cùng lúc. Pu-li truyền động của trục khoan thứ nhất truyền công suất tới trục khoan ngang thứ nhất (3) → bánh răng côn thứ nhất (4) → trục khoan đứng thứ nhất (5). Pu-li truyền động của trục khoan thứ hai truyền công suất tới trục khoan ngang thứ hai (6) → xích truyền động trục khoan đứng thứ hai (7) → bánh răng côn thứ hai (8) → trục khoan đứng thứ hai (9).
(1) Pu-li truyền động trục khoan thứ nhất
(2) Pu-li truyền động trục khoan thứ hai
(3) Trục khoan ngang thứ nhất
(4) Bánh răng côn thứ nhất
(5) Trục khoan đứng thứ nhất
(6) Trục khoan ngang thứ hai
(7) Xích truyền động trục khoan đứng thứ hai
(8) Bánh răng côn thứ hai
(9) Trục khoan đứng thứ hai

II.BẢO DƯỠNG

1.THÔNG SỐ BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN ĐẬP

Mục Thông số kỹ thuật bảo dưỡng Giới hạn bảo dưỡng
Kích thước trong của lò xo 378 đến 382 mm
14,9 đến 15,0 in.
Khe hở giữa vòng kẹp 1 và dây đai 10 đến 12 mm
0,40 đến 0,47 in.
Khe hở giữa vòng kẹp 2 và dây đai 14 đến 16 mm
0,56 đến 0,62 in.
Khoảng hở sườn răng bánh răng côn 0,1 đến 0,3 mm
0,004 đến 0,01 in.
Khe hở giữa răng đập và lưới buồng đập 16 đến 20 mm
0,63 đến 0,78 in.
Khe hở giữa cánh quạt máy quạt và bề mặt bên 18 đến 20 mm
0,71 đến 0,78 in.
Khe hở của cánh quạt máy quạt 6,0 mm hoặc hơn
0,24 in hoặc hơn
Khe hở giữa mép hộp quạt và cánh quạt máy quạt 5,0 mm hoặc hơn
0,20 in hoặc hơn
Mỡ bôi trơn của hộp bánh răng côn thứ nhất 35 đến 45 g
0,078 đến 0,099 lbs
Mỡ bôi trơn của hộp xích truyền động trục khoan đứng thứ hai 15 đến 25 g
0,033 đến 0,055 lbs
Mỡ bôi trơn của hộp bánh răng côn trục khoan đứng thứ hai 15 đến 25 g
0,033 đến 0,055 lbs

2.MÔMEN XOẮN SIẾT CHẶT BỘ PHẬN ĐẬP

Mômen xoắn siết chặt vít, bu-lông và đai ốc trong bảng bên dưới được chỉ định đặc biệt.
(Đối với các vít, bu-lông và đai ốc thông thường: Tham khảo
2-11.)

Mục N-m kgf-m lbf-ft
Bu-lông lắp ráp của hộp bánh răng truyền động trống đập 84,3 đến 88,2  8,60 đến 8,99 62,2 đến 65,0
Bu-lông lắp ráp nắp hộp bánh răng truyền động trống đập 51,9 đến 55,9 5,30 đến 5,70 38,3 đến 41,2
Các bu-lông lắp ráp hộp trục 51,9 đến 55,9 5,30 đến 5,70 38,3 đến 41,2
Bu-lông của trống đập 54 đến 58 5,5 đến 5,9 40 đến 42
Bu-lông lắp ráp của hộp bánh răng truyền động trống đập 87,8 đến 91,8 8,96 đến 9,36 64,8 đến 67,7
Bu-lông lắp ráp hộp bạc đạn 54 đến 58 5,5 đến 5,9 40 đến 42
Bu-lông lắp ráp tay máy quạt 47,1 đến 51,0 4,81 đến 5,20 34,8 đến 37,6
Bu-lông lắp ráp máy quạt 27,4 đến 31,4 2,80 đến 3,20 20,2 đến 23,1
Bu-lông lắp ráp khay sàng 23,5 đến 31,4 2,40 đến 3,20 17,4 đến 23,1

3.KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH

[3.1] ĐIỀU CHỈNH TỲ DÂY CUROA ĐẬP 1 VÀ 2

1. “Gài” cần ly hợp đập.
2. Đảm bảo kích thước bên trong lò xo căng dây đai truyền động bộ phận đập tuân theo thông số kỹ thuật.
(1) Dây đai truyền động bộ phận đập
(A) Kích thước bên trong lò xo

Kích thước trong (A) của lò xo Thông số kỹ thuật bảo dưỡng 378 đến 382 mm
14,9 đến 15,0 in. 

3. Đặt khe hở (A) giữa vòng kẹp 1 (1) và khe hở (B) giữa vòng kẹp 2 (4) và dây đai (2) tuân theo thông số kỹ thuật.
(1) Vòng kẹp 1
(2) Dây đai truyền động bộ phận đập
(3) Pu-li truyền động bộ phận đập
(4) Vòng kẹp 2
(A) Khe hở
(B) Khe hở

Khe hở (A) giữa vòng kẹp 1 và dây đai Thông số kỹ thuật bảo dưỡng 10 đến 12 mm
0,40 đến 0,47 in.
Khe hở (B) giữa vòng kẹp 2 và dây đai 14 đến 16 mm
0,56 đến 0,62 in.

• Đảm bảo pu-li truyền động bộ phận đập dừng lại hoàn toàn khi ly hợp đập được đã được “nhả”.

4.THÁO VÀ LẮP RÁP

[4.1] TRỐNG ĐẬP

[4.1.1] THÁO LƯỚI BUỒNG ĐẬP
1. Tháo các bu-lông lắp ráp nắp thùng đập và mở nắp thùng đập.
2. Tháo bu-lông (1) và sau đó tháo lưới buồng đập ra.
(1) Bu-lông
[4.1.2] THAY THẾ THANH ĐẬP
1. Tháo các bu-lông lắp ráp nắp thùng đập và mở nắp thùng đập.
2. Tháo bu-lông lắp ráp cụm răng đập (1) và tháo cụm răng đập (1).
(1) Cụm răng đập
[4.1.3] THÁO HỘP BÁNH RĂNG TRỐNG ĐẬP
1. Tháo các nắp bên hông bên trái 1 (2) và 2 (3).
2. Tháo đầu nối của đèn làm việc và sau đó tháo nắp hộp bánh răng trống đập (1).
3. Tháo dây đai truyền động trống đập (5).
4. Tháo dây đai truyền động bộ phận gặt (6).
5. Tháo cáp căng dây đai (7) đối với bộ ly hợp bộ phận gặt và lò xo hồi (4) của tay căng dây đai.

(1) Nắp hộp bánh răng trống đập
(2) Nắp bên hông bên trái 1
(3) Nắp bên hông bên trái 2

(4) Lò xo hồi
(5) Dây đai truyền động trống đập
(6) Dây đai truyền động bộ phận gặt
(7) Cáp căng dây đai
Don`t copy text!