I.CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG
1.CƠ CẤU
[1.1] TỔNG QUAN
Tổng quát (Mạch Thủy Lực)
![]()
Thiết bị thủy lực của máy gặt có thể được phân thành 4 chức năng chính sau. (1) Máy bơm thủy lực HR |
![]() (1) Bơm HST |
![]() (1) Van thủy lực |
![]() (1) Van thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay |
![]() (1) Xi-lanh bộ phận gặt |
![]() (1) Xi-lanh guồng quay |
[1.2] VAN THỦY LỰC VÀ BỘ PHẬN GẶT
Khối thiết bị thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay (sơ đồ cấu tạo) ![]()
|
![]() Van giảm áp đặt áp lực tối đa cho việc vận hành các xi-lanh thủy lực trong mạch thủy lực của thiết bị thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay. Ngoài ra, nếu mạch thủy lực bị quá tải, van giảm áp sẽ mở và giải phóng nhớt thủy lực để bảo vệ các bộ phận thủy lực. Van giảm áp này có thiết lập áp suất tối đa 14,7 đến 15,7 MPa (150 đến 160 kgf/cm2). (1) Từ bơm thủy lực HRG (2) Đến hộp số (Tuy nhiên, một phần nhớt trở về bơm thủy lực HR) (3) Tới lõi van nâng hạ bộ phận gặt và guồng quay (4) Đệm điều chỉnh |
![]() (1) Van điều khiển Nâng Và Hạ Bộ phận gặt (2) Van điều khiển nâng và hạ guồng quay |
![]()
|
![]() (1) Tấm phủ van (2) Ụ chặn (3) Lò xo (4) Miếng chêm (5) Nút đậy |
[1.2.1] VỊ TRÍ N (Bộ phận gặt guồng quay)
![]() 1. Khi cần gạt điều khiển lực nằm ở vị trí N, dầu thủy lực từ cửa P của máy bơm chảy vào van nâng và hạ guồng quay lên xuống (1). (1) Van Nâng Và Hạ Guồng Quay Lên Xuống [A] Van Nâng và Hạ Bộ phận gặt P : Cửa Máy Bơm |
![]() 1. Khi cần nâng guồng quay ở vị trí trung lập, nhớt thủy lực đến từ van nâng bộ phận gặt đi vào qua cổng bơm P và trở về hộp số qua cổng bình T (Tuy nhiên, một phần nhớt trở về bơm thủy lực HR) (1). (1) Đến hộp số (Tuy nhiên, một phần nhớt trở về bơm thủy lực HR) [B] Van nâng guồng quay P: Cửa bơm T : Cổng bình |
[1.2.2] NÂNG (Bộ phận gặt và guồng quay)
![]() 1. Khi cần gạt điều khiển lực được đặt ở vị trí nâng lên, trục điều khiển nâng và hạ bộ phận gặt lên xuống (4) di chuyển sang bên trái như được trình bày trong hình. 2. Nhớt thủy lực từ cửa bơm P của máy bơm ép đẩy mở van một chiều 1 (1) để chảy xuyên qua lỗ (đường kính 2,0 mm) của van một chiều 1 (1), và sau đó đẩy mở van một chiều 2 (2) để chảy vào xi-lanh bộ phận gặt (3), là lý do để bộ phận gặt được nâng lên. (1) Van một chiều 1 (Lỗ đường kính 2,0 mm) (2) Van một chiều 2 (Lỗ đường kính 1,3 mm) (3) Xi-lanh bộ phận gặt (4) Trục điều khiển nâng và hạ bộ phận gặt [A] Van nâng hạ bộ phận gặt P : Cửa bơm |
![]() 1. Khi cần gạt nâng và hạ guồng quay nằm ở vị trí nâng lên, trục điều khiển nâng và hạ guồng quay (4) di chuyển sang bên trái như đã trình bày trong hình. 2. Dầu thủy lực từ cổng máy bơm P ép đẩy mở van một chiều 1 (1) và đẩy van một chiều 2 (2) để chảy qua lỗ (ϕ1,3 mm) vào xi-lanh guồng quay (3), đây là nguyên nhân làm cho guồng quay được nâng lên. Dầu thủy lực chảy qua lỗ (ϕ1,3 mm) sẽ điều chỉnh tốc độ nâng và hạ lên xuống. (1) Van Một Chiều 1 (Không lỗ) (2) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (3) Xi-lanh guồng quay (4) Trục điều khiển nâng và hạ guồng quay [B] Van nâng và hạ guồng quay lên xuống P : Cửa Máy Bơm Lên Xuống |
[1.2.3] HẠ (Bộ phận gặt và guồng quay)
![]() 1. Khi cần thiết bị lái trợ lực được đẩy tới vị trí “hạ xuống“, lõi van nâng bộ phận gặt (6) di chuyển về bên phải như trong hình. 2. Nhớt thủy lực từ cửa bơm P đẩy van hình nấm (1) và van hình nấm (1) đẩy mở van một chiều 1 (2). 3. Khi van một chiều 1 (2) mở, nhớt thủy lực đi vào van nâng và hạ bộ phận gặt từ xi-lanh bộ phận gặt (4), đi qua lỗ ϕ 1,3 mm của van một chiều 2 (3), rồi đi qua lỗ ϕ 2,0 mm của van một chiều 1 (2), chảy qua cửa bình T do trọng lượng của bộ phận gặt và bộ phận gặt hạ xuống. Việc đi qua lỗ (ϕ 1,3 mm) của van một chiều 2 (3) cho phép hạn chế tốc độ hạ bộ phận gặt. (1) Van hình nấm (2) Van một chiều 1 (Lỗ ϕ 2,0 mm) (3) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ 1,3 mm) (4) Từ xi-lanh nâng hạ bộ phận gặt (5) Đến hộp số (Tuy nhiên, một phần nhớt trở về bơm thủy lực HR) (6) Lõi van nâng hạ bộ phận gặt [A] Van nâng bộ phận gặt P: Cửa bơm T : Cổng bình |
![]() 1. Khi cần nâng hạ thiết bị guồng quay nằm ở vị trí hạ xuống, lõi van nâng hạ guồng quay (6) di chuyển sang phải như trong hình. 2. Nhớt thủy lực từ cửa bơm P đẩy van hình nấm (1) và van hình nấm (1) đẩy mở van một chiều 1 (2). 3. Với van một chiều 1 (2) mở, nhớt thủy lực chảy từ xi-lanh guồng quay (4), đi vào van nâng hạ guồng quay, đẩy mở van một chiều 2 (3), đi qua van một chiều 1 (2) và chảy vào cửa bình T. (1) Van hình nấm (2) Van một chiều 1 (Không lỗ) (3) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ 1,3 mm) (4) Từ xi-lanh guồng quay (5) Đến hộp số (Tuy nhiên, một phần nhớt trở về bơm thủy lực HR) (6) Lõi van nâng hạ guồng quay [B] Van nâng guồng quay P: Cửa bơm T : Cổng bình |
[1.3] VAN THỦY LỰC LÁI TRỢ LỰC
Van thiết bị lái trợ lực (Sơ đồ mạch)![]()
|
![]() Van giảm áp biến thiên điều chỉnh áp suất mạch của nhớt thủy lực trở về từ pit-tông thắng bên trong hộp số đến hướng cổng B van thiết bị lái trợ lực và thay đổi áp suất thủy lực tác động trên pít-tông thắng. Tay xoay (5) liên tục di chuyển theo hướng đẩy vào giá giữ lò xo (4) kết hợp với cần thiết bị lái trợ lực đẩy sang bên trái hoặc bên phải. (Ngoài ra, tay xoay (5) di chuyển trục điều khiển(6) từ bên này sang bên kia.) Mức lực mà tay xoay (5) đẩy vào giá giữ lò xo khí (4) tỷ lệ thuận với mức cần thiết bị lái trợ lực được đẩy nghiêng sang trái hoặc phải. Nếu giá giữ lò xo (4) được đẩy mạnh vào, lò xo giá giữ (3) và lò xo giảm áp (2) được nén, áp suất mở của van hình nấm (1) tăng khiến cho áp suất mạch của nhớt thủy lực tăng. Áp suất tối đa hoạt động trên các pit-tông thắng được thiết lập bằng van giảm áp biến thiên. (Xem trang 5-S1.)
|
![]() 1. Nhớt thủy lực từ bơm thiết bị lái trợ lực chảy vào cửa P của van trục điều khiển (7) và chảy từ cửa T về hộp số khi cần thiết bị lái trợ lực ở vị trí trung lập. (6) Tay xoay (7) Trục điều khiển P: Từ bơm thiết bị lái trợ lực R: Đến pit-tông thắng ở phía bên phải L: Đến pit-tông thắng ở phía bên trái B: Từ pit-tông thắng T : Đến bình nhớt thủy lực (trong hộp số) |
![]() 1. Khi tác động cần điều khiển dịch chuyển sang trái hoặc phải một khoảng nhỏ, tay xoay (6) quay không đáng kể, do vậy trục điều khiển (7) dịch chuyển sang trái hoặc phải. 2. Nhớt thủy lực từ bơm thiết bị lái trợ lực đi vào qua cửa P và thông qua chuyển động của trục điều khiển (7), nhớt thủy lực chảy vào cửa L hoặc cửa R, đẩy vào pit-tông thắng bên trong hộp số và bánh răng bộ ly hợp 18T được đẩy vào làm TẮT bộ ly hợp vấu, làm cho máy gặt chuyển hướng. (6) Tay xoay (7) Trục điều khiển P: Từ bơm thiết bị lái trợ lực R: Đến pit-tông thắng ở phía bên phải L: Đến pit-tông thắng ở phía bên trái B: Từ pit-tông thắng T : Đến bình nhớt thủy lực (trong hộp số) |
![]() 1. Khi cần thiết bị lái trợ lực được chuyển xa hơn vị trí “nhả” của bộ ly hợp, tay quay quay một góc lớn hơn và di chuyển lõi van chuyển hướng thêm sang trái hoặc sang phải. 2. Khi số lượng vòng quay của tay quay tăng, giá giữ lò xo được đẩy, lò xo giảm áp được nén làm áp suất thủy lực trong mạch tăng lên. Pit-tông thắng bên rong hộp số di chuyển thêm làm nén đĩa thắng, khiến cho thắng thiết bị lái di chuyển và máy gặt rẽ. P: Từ bơm thiết bị lái trợ lực R: Đến pit-tông thắng ở phía bên phải B: Từ pit-tông thắng |
![]() Lực đẩy của pit-tông thắng thu hẹp đường hồi lưu của nhớt thủy lực từ pit-tông thắng đến bình nhớt thủy lực, làm tăng áp suất nhớt thủy lực và lực kẹp đĩa thắng. Áp suất mạch đẩy giá giữ lò xo (3) bằng cách quay tay xoay (4), làm tăng áp suất nhớt hồi lưu bằng cách làm ngắn lò xo giảm áp (2) và đẩy vào van hình nấm (1). Khi góc của cần thiết bị lái trợ lực được đẩy tăng lên, áp suất nhớt thủy lực trở về từ pit-tông thắng cũng tăng. Van giảm áp biến thiên bao gồm các thiết lập áp suất tối đa mạch tổng thể vì vậy khi cần thiết bị lái trợ lực được đẩy hết cỡ, nhớt thủy lực đẩy mở van hình nấm (1) và trở về bình nhớt thủy lực. Áp suất van giảm áp biến thiên được điều chỉnh bằng cách dùng bu-lông điều chỉnh (5). (Xem trang 5-S1.)
|
II.BẢO DƯỠNG
1.KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
[1.1] KIỂM TRA-BẢO DƯỠNG
![]() 1. Tháo chốt và lắp adaptơ đo áp suất D và đồng hồ đo áp suất (2) (phạm vi đo: từ 0 đến 50 kgf/cm2). 2. Khởi động động cơ và chạy làm ấm, sau đó chạy ở tốc độ động cơ tối đa. 3. Di chuyển cần thiết bị lái trợ lực càng nhiều càng tốt sang bên trái và bên phải và đo áp suất van giảm áp biến thiên. 4. Nếu áp suất tối đa của van giảm áp biến thiên không phù hợp với thông số kỹ thuật nhà máy, điều chỉnh bu-lông điều chỉnh áp suất tối đa (3). (1) Adaptơ D (2) Đồng hồ đo áp suất (3) Bu-lông điều chỉnh
|
![]() 1. Tháo ống (1) kết nối thiết bị thủy lực nâng hạ bộ phận gặt/guồng quay và xi-lanh bộ phận gặt hoặc xi-lanh guồng quay, lắp adaptơ đo áp suất van giảm áp C1 (2) và adaptơ D (3), lắp đồng hồ đo áp suất (4) (phạm vi đo: (0 đến 400 kgf/2). 2. Khởi động động cơ và chạy làm ấm, sau đó chạy ở tốc độ động cơ tối đa. 3. Đo áp suất tối đa van giảm áp trong khi vẫn giữ cần thiết bị lái trợ lực ở vị trí nâng bộ phận gặt hoặc cần nâng và hạ guồng quay ở vị trí nâng guồng quay. 4. Nếu áp lực tối đa của van giảm áp không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật nhà sản xuất thì tháo chốt van giảm áp và điều chỉnh áp suất tối đa bằng cách tăng số lượng đệm điều chỉnh (xem trang 5-M3). (1) Ống (2) Adaptơ C1 (3) Adaptơ D (4) Đồng hồ đo áp suất
|