I.CƠ CẤU
1.TỔNG QUAN
Tổng Quan (Mạch Thủy Lực)
Thiết bị thủy lực dùng cho máy gặt đập liên hợp có thể được phân thành 4 chức năng chính sau.
• Nâng và hạ bộ phận gặt lên xuống
• Nâng và hạ guồng quay lên xuống
• Điều chỉnh phương hướng và quay máy gặt đập liên hợp
• HST (truyền động thủy lực)
Máy bơm thủy lực chuyên dụng D được trang bị để tắt và mở khớp ly hợp của thiết bị lái và phanh (thắng) của thiết bị lái, và máy bơm thủy lực HR dùng để nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay lên xuống. Như một thiết bị thủy lực, có 2 bộ phận là thiết bị thủy lực định hướng và thiết bị nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay lên xuống. Để nâng hoặc hạ bộ phận gặt hoặc guồng quay và để đổi hướng máy, sử dụng từng cần gạt điều khiển riêng lẻ để di chuyển van trượt thủy lực trong bộ phận thủy lực vì thế dòng chảy của dầu có thể chuyển mạch đến mỗi bộ điều tiết thủy lực.
![]() (1) Máy bơm thủy lực HR (2) Máy bơm thủy lực D Thùng dầu thủy lực (1) Thùng dầu thủy lực Thiết bị thủy lực định hướng (1) Thiết bị thủy lực định hướng |
![]() (1) Thiết bị thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay lên xuống |
![]() (1) Xi-lanh bộ phận gặt |
![]() (1) Xi-lanh guồng quay |
2.THỦY LỰC NÂNG HẠ BỘ PHẬN GẶT
Khối thiết bị thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay (sơ đồ cấu tạo)
(1) Xy lanh bộ phận gặt
(2) Khối thiết bị thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay
(3) Van Nâng và Hạ Bộ phận gặt
(4) Máy bơm thủy lực HR
(5) Thùng nhớt thủy lực
(6) Van kiểm tra
(7) Van kiểm tra
(8) Cần thiết bị lái trợ lực
(9) Xy lanh guồng quay
(10) Van giảm áp
(11) Van nâng và hạ guồng quay
(12) Cần nâng và hạ guồng quay
(13) Vị trí nâng lên
(14) Vị trí số không
(15) Vị trí hạ xuống
![]() Van giảm áp từ 14,7 đến 15,7 MPa (150 đến 160 kgf/cm2) được cung cấp để thiết lập áp suất tối đa để khởi động xi-lanh thủy lực. Nếu trở thành trạng thái quá tải trong mạch thủy lực, thì van giảm áp được mở cho dầu thủy lực rò rỉ ra để bảo vệ thiết bị thủy lực. (1) Từ máy bơm thủy lực HR (2) Tới thùng dầu thủy lực (3) Tới Trục Điều Khiển nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay lên xuống |
![]() (1) Van điều khiển Nâng Và Hạ Bộ phận gặt (2) Van điều khiển nâng và hạ guồng quay |
![]() (1) Van một chiều 1 (Lỗ ϕ1,8 mm) (2) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (3) Lò xo (4) Nút đậy (5) Van Một Chiều 1 (Không lỗ) (6) Lò xo (7) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (8) Nút đậy (A) Dành cho Bộ Phận Gặt (B) Dành cho Bộ Phận Guồng Quay |
![]() (1) Tấm phủ van (2) Ụ chặn (3) Lò xo (4) Miếng chêm (5) Nút đậy |
[2.1] VỊ TRÍ N (Bộ phận gặt và Guồng quay)
![]() 1. Khi cần gạt điều khiển lực nằm ở vị trí N, dầu thủy lực từ cửa P của máy bơm chảy vào van nâng và hạ guồng quay lên xuống (1) (1) Van Nâng Và Hạ Guồng Quay Lên Xuống [A] Van Nâng và Hạ Bộ phận gặt P : Cửa Máy Bơm |
![]() 1. Khi cần gạt nâng guồng quay lên, xuống nằm ở vị trí số không, dầu thủy lực đến từ van nâng và hạ bộ phận gặt chảy từ cửa P của máy bơm đến thùng dầu thủy lực thông qua cửa T đến bồn chứa. (1) Tới thùng dầu thủy lực [B] Van nâng và hạ guồng quay lên xuống P : Cửa Máy Bơm T : Cửa đến chứa |
[2.2] NÂNG (Bộ phận guồng quay)
![]() 1. Khi cần gạt điều khiển lực được đặt ở vị trí nâng lên, trục điều khiển nâng và hạ bộ phận gặt lên xuống (4) di chuyển sang bên trái như được trình bày trong hình. 2. Dầu thủy lực từ lỗ thoát nước P của máy bơm ép đẩy mở van một chiều 1 (1) để chảy xuyên qua lỗ (ϕ1,8 mm) của van một chiều (1), và sau đó đẩy mở van một chiều 2 (2) để chảy vào xi-lanh bộ phận gặt (3), là lý do để bộ phận gặt được nâng lên. (Trong lúc bộ phận gặt được nâng lên, bộ phận guồng quay không thể nâng lên hoặc hạ xuống được vì không có dầu thủy lực trong van nâng và hạ guồng quay.) (1) Van một chiều 1 (Lỗ ϕ1,8 mm) (2) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (3) Xi-lanh bộ phận gặt (4) Trục điều khiển Nâng Và Hạ Bộ phận gặt [A] Van Nâng và Hạ Bộ phận gặt P : Cửa Máy Bơm Lên Xuống |
![]() 1. Khi cần gạt nâng và hạ guồng quay nằm ở vị trí nâng lên, trục điều khiển nâng và hạ guồng quay (4) di chuyển sang bên trái như đã trình bày trong hình. 2. Dầu thủy lực từ cổng máy bơm P ép đẩy mở van một chiều 1 (1) và đẩy van một chiều 2 (2) để chảy qua lỗ (ϕ1,3 mm) vào xi-lanh guồng quay (3), đây là nguyên nhân làm cho guồng quay được nâng lên. Dầu thủy lực chảy qua lỗ (ϕ1,3 mm) sẽ điều chỉnh tốc độ nâng và hạ lên xuống. (1) Van Một Chiều 1 (Không lỗ) (2) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (3) Xi-lanh guồng quay (4) Trục điều khiển nâng và hạ guồng quay [B] Van nâng và hạ guồng quay lên xuống P : Cửa Máy Bơm Lên Xuống |
[2.3] HẠ (Bộ phận gặt và guồng quay)
![]() 1. Khi cần gạt điều khiển lực được đặt ở vị trí hạ xuống, trục điều khiển nâng và hạ bộ phận gặt (6) di chuyển sang phải như được trình bày trong hình. 2. Dầu thủy lực từ cửa P của máy bơm đẩy ụ chặn (1) để đẩy mở van một chiều 1 (2). 3. Khi van một chiều 1 (2) mở, dầu thủy lực đi vào van nâng và hạ bộ phận gặt từ xi-lanh bộ phận gặt (4) nhờ sức nặng của thiết bị gặt, và sau đó đi qua lỗ ϕ1,3 mm của van một chiều 2 (3), rồi đi qua lỗ ϕ1,8 mm của van một chiều 1 (2), và chảy qua cửa T của bồn chứa, là nguyên nhân thiết bị gặt được hạ xuống. Dầu chảy qua lỗ (ϕ1,3 mm) sẽ điều chỉnh tốc độ hạ xuống của thiết bị gặt. (Trong lúc bộ phận gặt được hạ xuống, thiết bị guồng quay không thể nâng lên hoặc hạ xuống vì không có dầu thủy lực trong van nâng và hạ guồng quay.) (1) Ụ chặn (2) Van một chiều 1 (Lỗ ϕ1,8 mm) (3) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (4) Từ xi-lanh bộ phận gặt (5) Tới thùng dầu thủy lực (6) Trục điều khiển Nâng Và Hạ Bộ phận gặt [A] Van bộ phận gặt P : Cửa Máy Bơm Lên Xuống T : Cửa bồn chứa |
![]() 1. Khi cần gạt nâng và hạ thiết bị guồng quay nằm ở vị trí hạ xuống, trục điều khiển nâng và hạ guồng quay (6) di chuyển sang phải như được trình bày trong hình. 2. Dầu thủy lực từ cửa P của máy bơm đẩy ụ chặn (1) để đẩy mở van một chiều 1 (2). 3. Khi van một chiều 1 (2) mở, dầu thủy lực đi vào van nâng và hạ guồng quay từ xi-lanh guồng quay (4) nhờ vào sức nặng của thiết bị guồng quay, dầu thủy lực đẩy mở van một chiều 2 (3), và sau đó đi qua van một chiều 1 (2), và chảy vào cửa chứa T, đây là nguyên nhân làm cho thiết bị guồng quay được hạ xuống. (1) Ụ chặn (2) Van Một Chiều 1 (Không lỗ) (3) Van một chiều 2 (Lỗ ϕ1,3 mm) (4) Từ xi-lanh guồng quay (5) Tới thùng dầu thủy lực (6) Trục điều khiển nâng và hạ guồng quay [B] Van nâng và hạ guồng quay lên xuống P : Cửa Máy Bơm Lên Xuống T : Cửa bồn chứa |
3.HỘP ĐIỀU KHIỂN THỦY LỰC
Hộp Điều Khiển Thủy Lực (Sơ đồ mạch)
(1) Trục điều khiển
(2) Máy bơm thủy lực D
(3) Van một chiều
(4) Pit-tông Hãm Trái
(5) Pit-tông Hãm Phải
(6) Cần gạt điều khiển lực
(7) Hộp điều khiển thủy lực
(8) Thùng dầu thủy lực
(9) Van Giảm Áp Biến Thiên
![]() Van giảm áp biến thiên điều chỉnh áp suất mạch của nhớt thủy lực trở về từ pit-tông thắng trong hộp số (xem trang 5-M9) đến hướng cổng B thiết bị thủy lực và thay đổi áp suất thủy lực vận hành hoạt động trên pít-tông thắng. Khi cần thiết bị lái trợ lực nghiêng sang bên trái hoặc bên phải, tay quay (6) cùng với cần liên tục di chuyển để nén giá giữ lò xo (5). (Đồng thời, tay quay (6) cũng di chuyển lõi van công tắc định hướng (7) sang bên trái và bên phải.) Mức lực mà tay quay (6) đẩy vào giá giữ lò xo (5) tỷ lệ thuận với mức cần thiết bị lái trợ lực nghiêng sang trái hoặc phải. Nếu giá giữ lò xo (5) được đẩy vào lò xo giảm áp (4) và lò xo van (3) được nén và áp suất mở của van hình nấm (2) tăng, khiến cho áp suất mạch của nhớt dùng trong hệ thống thủy lực tăng. Áp suất tối đa làm cho pit-tông thắng vận hành được thiết lập bởi van giảm áp biến thiên. Áp suất cài đặt tối đa của van giảm áp biến thiên là 1,76 – 1,96 MPa (18 đến 20 kgf/cm2) (1) Van (2) Van hình nấm (3) Lò xo van (4) Lò xo giảm áp (5) Giá giữ lò xo (6) Tay xoay (7) Lõi van công tắc định hướng P: Từ bơm thủy lực D R: Đến pit-tông thắng ở phía bên phải L: Đến pit-tông thắng ở phía bên trái B: Từ pit-tông thắng T : Đến bình nhớt thủy lực |
![]() 1. Khi cần điều khiển nằm ở vị trí số 0, dầu thủy lực từ bơm D qua cửa P của trục điều khiển (7) và theo cửa T về thùng dầu thủy lực. (6) Tay Quay (7) Trục điều khiển P : Từ máy Bơm Thủy Lực D R : Đến Pit-tông Hãm Phải L : Đến Pit-tông Hãm Trái B : Từ pit-tông hãm T : Tới thùng dầu thủy lực |
![]() 1. Khi tác động cần điều khiển dịch chuyển sang trái hoặc sang phải một khoảng nhỏ , tay quay (6) quay không đáng kể, do vậy trục điều khiển (7) dịch chuyển sang trái hoặc phải không đáng kể. 2. Dầu thủy lực được bơm thủy lực D bơm vào cổng P. Sự di chuyển của trục điều khiển (7) sẽ điều chỉnh lượng dầu qua cổng L hoặc R, tác động lên piston hãm trong hộp truyền động, do trục (7) di chuyển rất ít nên bộ ly hợp chưa tác động (ly hợp ở trạng thái ngắt). (6) Tay Quay (7) Trục điều khiển P : Từ máy Bơm Thủy Lực D R : Đến Pit-tông Hãm Phải L : Đến Pit-tông Hãm Trái B : Từ pit-tông hãm T : Tới thùng dầu thủy lực |
![]() 1. Khi cần điều khiển bị tác động di chuyển nhiều hơn tay quay quay môt góc lớn hơn tác động lên trục điều khiển làm nó dịch chuyển sang trái hoặc sang phải một khoảng đủ lớn để mở cửa L hoặc R. 2. Mặt khác tay quay cũng đẩy ống chặn lò xo và ép lò xo của ụ chắn làm cho áp suất dầu thủy lực cao hơn trong mạch dầu. Vì vậy Piston hãm trong hộp truyền động di chuyển nhiều hơn tạo lực ép lên các đĩa phanh. Hệ thống phanh làm việc làm máy gặt đập liên hợ đứng yên hoặc quay qua trái hay phải. P : Từ máy Bơm Thủy Lực D R : Đến Pit-tông Hãm Phải B : Từ pit-tông hãm |
![]() Sự điều tiết dầu thủy lực đi từ pit-tông hãm đến thùng dầu thủy lực, áp suất dầu thủy lực trong mạch dầu được tăng lên vì thế lực đẩy của phanh (thắng) đĩa được tăng lên. Đẩy ống chặn lò xo (3) bằng tay quay (4), lò xo giảm áp (2) và lò xo van (5) bị nén lại vì thế ụ chặn (1) bị đẩy, là nguyên nhân dầu thủy lực trở lại từ pit-tông hãm được tăng lên. Khi cần gạt điều khiển lực được di chuyển xa hơn, thì áp suất của dầu thủy lực trở về từ pit-tông hãm được tăng lên. Van giảm áp biến thiên hoạt động như là một van giảm áp để tạo nên áp suất cực đại trong toàn bộ mạch dầu, vì thế khi cần gạt điều khiển lực được dịch chuyển ra xa nhất, cuối cùng, dầu thủy lực đẩy mở ụ chặn (1) vì thế dầu thủy lực chảy trở lại thùng dầu thủy lực. Áp suất giảm có thể thay đổi được điều chỉnh bằng bu lông (Cài đặt áp suất là 1,76 tới 1,96 MPa (18 tới 20 kgf/cm2)) (1) Ụ chặn (2) Lò xo Giảm Áp (3) Ống chặn Lò Xo (4) Tay Quay (5) Lò xo van |
II.BẢO DƯỠNG
1.KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
![]() 1. Tháo vòi (1) từ máy bơm thủy lực D của hộp điều khiển thủy lực, và lắp đặt khớp nối C1 (2) và khớp nối D (3) để đo áp suất cực đại của van giảm áp biến thiên, và sau đó lắp đặt máy đo áp suất (4) (phạm vi đo: từ 0 đến 50 kgf/cm2). 2. Đặt cần gạt sang số phụ vào vị trí số không, khởi động máy, và sau đó chạy máy để cho máy ấm lên, thiết lập tốc độ quay của máy đến mức cực đại. 3. Di chuyển cần gạt điều khiển lực càng xa càng tốt sang bên trái hoặc bên phải. Đo áp suất cực đại của van giảm áp biến thiên. 4. Nếu áp suất cực đại không nằm trong phạm vi theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, điều chỉnh áp suất cực đại với bu-lông điều chỉnh (5). (1) Vòi (2) Khớp nối C1 (3) Khớp nối D (4) Máy đo áp suất (5) Bu-lông điều chỉnh
|
![]() 1. Tháo ống (1) kết nối xi-lanh bộ phận gặt và thiết bị thủy lực nâng và hạ bộ phận gặt và guồng quay hoặc ống kết nối xi-lanh guồng quay, lắp adaptơ đo áp suất van giảm áp C1 (2) và adaptơ D (3) và lắp đồng hồ đo áp suất (4) (phạm vi đo: (0 đến 400 kgf/cm2). 2. Khởi động động cơ và chạy cho ấm lên, sau đó đặt tốc độ động cơ đến mức cực đại. 3. Duy trì cần thiết bị lái trợ lực trong bộ phận gặt ở vị trí “nâng” hoặc cần nâng guồng quay ở vị trí “nâng” và đo áp lực tối đa của van giảm áp. 4. Nếu áp lực tối đa của van giảm áp không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật nhà sản xuất thì tháo chốt van giảm áp và điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm số lượng đệm điều chỉnh (xem trang 5-M4). (1) Ống (2) Adaptơ C1 (3) Adaptơ D (4) Đồng hồ đo áp suất
|